10 LƯU Ý VỀ CUỘC SỐNG TẠI NEW ZEALAND MÀ DU HỌC SINH NHẤT ĐỊNH PHẢI BIẾT
Cập nhật: 28-09-2018 08:35:12 | Du học New Zealand | Lượt xem: 4113
New Zealand là một đất nước xinh đẹp và cũng có rất nhiều nét thú vị khác biệt với chúng ta. Bạn hãy cùng Du học PEC nhanh tay ghi lại 10 điều lưu ý về cuộc sống tại New Zealand để tránh những cú “shock” trong ngày đầu du học tại đây nhé!
1. Kiwi là biệt danh của người New Zealand. Bạn sẽ nghe thấy từ “Kiwi” rất nhiều khi học tập và sinh sống tại New Zealand. Kiwi là biệt danh của người New Zealand, tuy nhiên xuất phát từ loài chim Kiwi chứ không phả quả Kiwi chúng ta hay ăn đâu nhé! Những người New Zealand thường nói rằng: “Tôi là chim Kiwi”, tức là họ đang khẳng định: “Tôi là người New Zealand”. Biểu tượng chim Kiwi được xuất hiện chính thức vào cuối thế kỷ 19 trên phù hiệu Trung đoàn của New Zealand. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, binh lính New Zealand được gọi là Kiwi (bây giờ gọi là Kiwi Bulford). Hiện nay, biểu tượng chim Kiwi được xuất hiện trên đồng 1 Dollar New Zealand cũng như trên huy hiệu của nhiều thành phố hay tổ chức của nước này.
Hình ảnh chim Kiwi trên đồng 1 Dollar New Zealand
2. Rugby rất được ưu chuộng. Ở Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới, bóng đá là môn thể thao vua. Tuy nhiên, thứ làm người dân New Zealand “phát cuồng” lại là rugby, môn thể thao đỉnh cao tại đất nước này. Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp người dân say sưa nói về “ The All Blacks”, đội tuyển rugby New Zealand, niềm tự hào của dân tộc. Để miêu tả tầm quan trọng của môn thể thao này, có người đã nói: “Với người Kiwi, rugby không phải là một môn thể thao. Nó là cả một tôn giáo”. Như vậy, để dễ hòa nhập, bạn hãy tìm hiểu về môn thể thao này trước khi sang New Zealand nhé.
Môn thể thao Rugby rất được ưu chuộng
3. Rau củ quả ở New Zealand khá đắt. Bạn sẽ phải chi đến 40 USD (khoảng 900 ngàn đồng) để mua một kí… chanh, 3 USD (khoảng 70 ngàn đồng) cho một quả ớt chuông và 10 USD (khoảng 200 ngàn) cho phô mai. Đồ ăn ở New Zealand khá đắt đỏ.
4. Thanh toán bằng thẻ. Ở một đất nước hiện đại như New Zealand, việc thanh toán bằng thẻ tất nhiên sẽ rất phổ biến, nhưng dắt túi một chút tiền mặt hẳn là không có vấn đề gì đúng không nào? Vì đôi khi nếu giá trị sản phẩm quá nhỏ, như kẹo cao su hay kẹo mút, thì các cửa hàng nhỏ lẻ tại New Zealand có thể không chấp nhận thanh toán bằng thẻ đâu.
5. Bạn phải đến quầy để trả tiền. Ở hầu hết các quốc gia khác, sau khi ăn xong bạn chỉ cần hỏi hóa đơn thanh toán và để tiền lại trên bàn. Ở New Zealand thì ngược lại, bạn phải đến tận quầy thanh toán và trả tiền. Bạn có thể sẽ rơi vào trường hợp ngồi đợi hóa đơn thanh toán được giao đến tận bàn nhưng chẳng thấy đâu khi lần đầu đến quốc gia này. Ngay cả khi bạn đi ăn theo nhóm thì việc mỗi người phải đứng dậy tự trả phần tiền của mình cũng là chuyện hoàn toàn bình thường.
Tại New Zeland, bạn phải đến quầy để trả tiền.
6. Không có văn hóa tiền tip. New Zealand không có văn hóa trả tiền tip. Việc bạn để tiền thừa lại trên bàn chỉ được xem là bạn sơ ý bỏ quên và các phục vụ bàn sẽ chạy theo bạn để trả lại số tiền thừa đó.
7. New Zealand có động đất! Mỗi năm New Zealand có khoảng 15,000 trận động đất nhưng hầu hết trong số đó đều diễn ra ở rất sâu dưới mặt đất nên con người không cảm nhận được. Tuy vậy vẫn có khoảng 150 – 200 trận động đất được cảm nhận mỗi năm với nhiều mức độ thiệt hại khác nhau. Hầu hết các tòa nhà tại New Zealand đều được thiết kế để có thể chịu đựng và nương theo những đợt rung chuyển khi động đất xảy ra.
8. Ổ điện của New Zealand có ba chạc cắm, chứ không phải hai như ở Việt Nam; bạn nên mua đồ chuyển chấu trước khi sang.
9. Chi phí 3G ở New Zealand rất đắt. Nếu bắt buộc phải sử dụng, hãy so sánh giá giữa các công ty và có lựa chọn thích hợp cho mình nhé.
10. New Zealand gọi đồ vật một cách khác biệt. Người New Zealand gọi “a cool box” cho hộp ớt, “a dairy” cho cửa hàng, “swimming shorts” cho quần áo và “sweets” cho kẹo mút. Để hiểu được người dân ở đây nói gì, bạn sẽ phải học lại một số từ vựng đấy.
Đến với Trung tâm Ngoại ngữ và Tư vấn du học PEC, các quý bậc phụ huynh và các em học sinh, sinh viên sẽ nhận được sự trợ giúp nhiệt tình, tư vấn tận tâm, chuyên nghiệp từ các chuyên gia tư vấn du học.
Tỷ lệ visa thành công cao!
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ Trung tâm Ngoại ngữ và Tư vấn du học PEC:
Địa chỉ: Số 45 Lạch Tray, Ngô Quyền, Hải Phòng.
ĐT: 0225.3640.690
Hotline: 0904.392.955
Email: duhocpec@gmail.com