BÍ QUYẾT "ĐÁNH BẠI" PHẦN NGHE TOEIC
Cập nhật: 31-10-2018 04:12:09 | Tin tức | Lượt xem: 6068
Chứng chỉ TOEIC được coi là yêu cầu bắt buộc đầu ra của nhiều trường Đại học trên cả nước. Nhưng nhiều bạn vẫn “chết” như thường do thiếu chiến thuật làm bài dù rất tự tin vào khả năng tiếng Anh của bản thân. Trong đó, phần Nghe được coi là nỗi ám ảnh của nhiều người. Chính vì vậy, bên cạnh việc ôn luyện theo kiểu nghe hiểu, bạn cũng nên bỏ túi cho mình những mẹo để đạt điểm cao trong phần thi TOEIC.
Hãy cùng PEC tìm hiểu những bí quyết để chinh phục bài thi Listening trong TOEIC nhé.
Part 1. Mô tả hình ảnh
Với mỗi câu trong phần thi mô tả hình ảnh, bạn sẽ nghe 4 câu mô tả về một tấm ảnh mà đề thi giới thiệu. Khi nghe các câu này, bạn phải chọn câu mô tả đúng nhất những gì bạn thấy trong ảnh. Các câu này không được in trong đề thi và chỉ đọc một lần.
Mẹo làm bài:
Ở phần này chúng ta nên thể tận dụng thời gian máy đọc hướng dẫn làm bài để xem lướt qua càng nhiều ảnh càng tốt. Điều đầu tiên cần xác định là bức hình nói về người hay vật, hay cả hai.
- Nếu bức hình nói về vật, chúng ta có thể loại ngay những đáp án có những từ như “people”, “the woman”,”the man”…
- Nếu bức hình có cả người và vật, hãy đoán thử vị trí của người và vật, chẳng hạn “the man is standing beside the telephone booth”.
- Nếu bức hình về người, hãy đoán thử hành động của nhân vật trong ảnh và số lượng người, vị trí của họ…
Ngoài ra, bạn nên nghe và loại các đáp án sai kết hợp với chọn đáp án đúng để câu trả lời có thể chắc chắn hơn. Tập trung nghe hiểu nghĩa của cả câu. Trả lời câu hỏi càng nhanh càng tốt. Nếu không biết cách trả lời, bạn nên đoán câu trả lời rồi chuyển sang xem trước ảnh kế tiếp.
Part 2. Hỏi đáp
Bạn sẽ nghe một câu hỏi hay câu nói và có 3 lựa chọn trả lời đọc bằng tiếng Anh. Tất cả chỉ được đọc một lần và không được in trong đề thi. Bạn hãy chọn câu trả lời thích hợp nhật cho câu hỏi hay câu nói và đánh dấu vào chữ (A), (B) hay (C) trong tờ trả lời.
Mẹo làm bài:
Nghe key word trong câu hỏi để chọn đáp án, đặc biệt chú ý vào từ để hỏi để xác định xem đó là dạng câu hỏi gì:
- What, where, who, why, how – hỏi thông tin.
- Do,does, did, are, is, will, can – câu trả lời thường có dạng yes/no.
Sau khi đã nghe được từ để hỏi chúng ta sẽ có một số thủ thuật để loại đáp án:
- Nếu bạn nghe được key word trong câu hỏi và ở các đáp án trả lời có lặp lại key word hoặc từ nghe tương tự với key word, thường đó sẽ là đáp án “bẫy” và nhờ đó chúng ta có thể loại đáp án.
- Nếu bạn nghe được chủ ngữ của câu hỏi và câu trả lời khác nhau thì chúng ta cũng có thể loại đáp án
- Nếu đó là dạng WH-question, bạn nên tập trung nghe xem đó là Who, whom, what, where, when hay why. Dựa vào đó bạn có thể loại một số đáp án chẳng liên quan.
- Nếu đó là dạng câu hỏi lựa chọn “or”, ví dụ “Would you like coffee or tea?” thì chúng ta chỉ cần tập trung vào 2 từ khóa được đưa ra “coffee” và “tea” để lắng nghe vì đáp án chỉ có thể giới hạn ở 2 key word đó.
Ngoài ra, thỉnh thoảng bạn nghe một câu nói, không phải là câu hỏi nhưng vẫn cần một câu trả lời: .“Thanks for dinner.” -. “You’re welcome.”
Part 3. Đối thoại ngắn
Phần này mức độ khó đã tăng lên. Thay vì nghe những câu riêng lẻ, bạn sẽ nghe cả một đoạn đối thoại. Thay vì trả lời một câu hỏi, bạn sẽ phải trả lời 3 câu hỏi mỗi đợt. Ngoài ra, trong các câu hỏi sẽ có những câu suy luận và câu hỏi bẫy nên phần này sẽ càng thêm khó. Bạn sẽ đánh dấu vào câu trả lời thích hợp nhất trong số 4 lựa chọn (A) (B) (C) hay (D) trên tờ trả lời. Các đoạn đối thoại chỉ được nghe một lần và không được in trong đề thi TOEIC.
Mẹo làm bài:
Khi máy bắt đầu phát hướng dẫn, bạn nên đọc câu hỏi và câu trả lời, cố gắng đọc càng nhiều càng tốt. Thử hình dung về đoạn hội thoại qua câu hỏi và câu trả lời. Đôi khi trong những câu hỏi chi tiết có thể “sơ hở” để lộ nội dung của bài đối thoại, nhờ đó chúng ta có thể đoán ngay được đáp án của cả 3 câu. Ngoài ra, những câu hỏi chi tiết cũng sẽ làm rõ nội dung của những câu hỏi chung.
Khi đoạn đối thoại bắt đầu, bạn chỉ cần tập trung vào những đáp án sẵn có mà bạn đã chọn. Nếu máy đọc khác, ngay lập tức dịch chuyển ngón tay đến đáp án phù hợp nhất. Bằng cách này bạn sẽ giữ được thế chủ động của mình, không phải hồi hộp chờ đợi đáp án.
Ngay khi đoạn hội thoại kết thúc và máy bắt đầu đọc câu hỏi, nhanh chóng tô đáp án vào giấy dựa vào đánh dấu của ngón tay và chuyển sang đoạn hội thoại khác.
Phần này đòi hỏi tốc độ làm bài và phán đoán rất nhanh nên các bạn phải luyện tập nhiều mới có thể quen. Cố gắng giữ cho tâm lý thật vững vàng, nếu lỡ có đoạn hội thoại không nghe được gì hết thì vẫn cứ đánh “lụi” vào đáp án và tiếp tục qua ngay cụm câu tiếp theo. Nếu chần chừ, mình có thể sẽ “mất cả chì lẫn chày”.
Part 4. Bài nói ngắn
Bạn sẽ nghe các bài nói ngắn do một người nói và trả lời 3 câu hỏi liên quan đến nội dung mỗi bài nói. Bạn sẽ chọn câu trả lời đúng nhất trong số 4 lựa chọn (A) (B) (C) hay (D) trên tờ trả lời. Tương tự các phần thi trên, các bài nói ngắn chỉ được nghe một lần và không được in trong đề thi TOEIC.
Mẹo làm bài:
Phần này cũng tương tự như part 3, vì vậy bạn hãy:
- Lắng nghe kỹ phần giới thiệu trước mỗi bài nói, từ đây bạn sẽ nắm được số lượng câu hỏi cũng như hình thức thông tin mà bạn sẽ nghe (bài tường thuật báo chí, bản tin thời tiết, quảng cáo, tin nhắn, thông báo và hellip).
- Cố gắng xem trước các câu hỏi trước khi bài nói bắt đầu. Điều này giúp bạn tập trung nghe những thông tin cần thiết mà câu hỏi yêu cầu.
- Bắt đầu trả lời câu hỏi ngay khi bài nói kết thúc.
Hãy cố gắng luyện tập thật chăm chỉ để quen dần và tự đúc kết cho bản thân kinh nghiệm riêng bạn nhé.
Nếu cảm thấy bản thân mình không thể tự học TOEIC, thì cũng không sao. Đến với PEC, bạn sẽ được truyền kiến thức, có phương pháp học tập hiệu quả và lộ trình rõ ràng, giúp bạn chinh phục mục tiêu TOEIC nhanh chóng.
Tìm hiểu thêm thông tin về khóa học TOEIC tại đây
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ hotline: 077.871.8888