HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI IELTS WRITING TASK 2 NGÀY 21/10/2017
Cập nhật: 03-11-2017 03:18:22 | Tin tức | Lượt xem: 25337
Some people say that the increasing business and cultural contact between countries is positive development, while others think that many countries will lose their national identities as a result. Discuss both views and give your opinion. (October 21st, 2017)
Some people say that the increasing business and cultural contact between countries is positive development, while others think that many countries will lose their national identities as a result. Discuss both views and give your opinion. (October 21st, 2017)
Từ khóa: increasing, business, cultural contact, between countries, lose, national identities
Từ đồng nghĩa, trái nghĩa:
increasing = growing = ever-increasing = further = developing
business = trade = commerce
cultural contact = cultural exchange = cross-culture
between countries = international = worldwide = global = transnational = borderless
lose = disappear = be assimilated = be overwhelmed
national identities = national specialities = cultural quintessence
Gợi ý: Dạng bài Opinion trong đó người viết phải phân tích cả 2 hướng (tác động tích cực và tiêu cực của thương mại quốc tế và giao thoa văn hóa đến sự phát triên văn hóa của một quốc gia) trước khi đưa ra quan điểm của mình.
Đoạn 1: tác động tiêu cực của thương mại quốc tế và giao thoa văn hóa đến văn hóa
Ý 1: Borderless commerce underlines the necessity of an international language
→ The world has become a global village in which people from distinct regions speak the same language
→ Further mutual benefits from transnational trade is closely associated with the disappearance of minor dialects on a global scale
(Thương mại xuyên biên giới nhấn mạnh sự cần thiết của một ngôn ngữ quốc tế → Thế giới đã trở thành một ngôi làng toàn cầu, trong đó người dân từ các vùng khác nhau nói cùng một ngôn ngữ → Các lợi ích từ thương mại xuyên quốc gia có liên quan chặt chẽ với sự biến mất của các phương ngữ trên quy mô toàn cầu)
Ý 2: The dominance of affluent countries’ cultures speeds up the disappearance of others’ cultural specialities.
→ E.g. Vietnamese young generation prefer American and Korean songs, films and TV shows rather than their traditional folksongs, dances and dramatics thanks to the process of integration.
→ As a consequence, occident costumes, foods and lifestyles have gradually penetrated into Vietnamese people’s daily life, taking the place of time-honored values.
(Sự thống trị của các nền văn hoá của các nước giàu có đã đẩy nhanh sự biến mất của các đặc sản văn hoá của các quốc gia khác. → Ví dụ, thế hệ trẻ Việt Nam thích các bài hát, phim ảnh và chương trình truyền hình của Mỹ và Hàn Quốc hơn là các bài dân ca, điệu múa hoặc nghệ thuật sân khấu truyền thống của họ thông qua quá trình hội nhập. → Hậu quả là các trang phục, món ăn và lối sống phương Tây đã dần dần thâm nhập vào cuộc sống hàng ngày của người Việt Nam, thay thế cho những giá trị lâu đời khác.)
Đoạn 2: tác động tích cực của thương mại quốc tế và giao thoa văn hóa đến văn hóa
Ý 1: Globalization, the tendency in which countries are growingly reciprocal, is a precious and unprecedented opportunity for an inferior culture to be advertised to the outside world.
→ In the area of flourishing international tourism, a country is given the ability to promote its images in others’ eyes.
→ Cultural quintessence including cuisine, costume and festivals can be preserved and brought into play
(Toàn cầu hoá, khuynh hướng mà ở đó các quốc gia đang ngày càng có sự ảnh hưởng lẫn nhau, là một cơ hội quý giá và chưa từng có cho một nền văn hoá yếu thế hơn được quảng bá đến thế giới bên ngoài. → Trong lĩnh vực du lịch quốc tế đang phát triển, một quốc gia có khả năng quảng bá hình ảnh của mình trong mắt người dân ở các quốc gia khác. → Tinh hoa văn hóa bao gồm ẩm thực, trang phục và lễ hội có thể được bảo tồn và phát huy)
Đoạn 3: quan điểm cá nhân người viết
Ý 1: Developing transnational commerce and cultural exchange is an inevitable propensity which may be considered as either a golden chance for a nation to grasp or an insurmountable challenge for it to overcome in terms of cultural development.
(Phát triển thương mại và giao lưu văn hoá quốc tế là một xu thế không thể tránh khỏi mà có thể được xem như là một cơ hội vàng cho một quốc gia để nắm bắt hoặc một thách thức không thể vượt qua được trong lĩnh vực phát triển văn hoá.)