IELTS Reading- Những điều cần lưu ý khi làm bài đọc IELTS
Cập nhật: 20-04-2017 09:03:42 | Tin tức | Lượt xem: 3822
Những điều cần lưu ý khi làm bài đọc IELTS.
- You don’t have to read everything.
Không cần phải đọc tất cả những gì có trong bài đọc: Một trong những sai lầm của các thí sinh khi làm bài đọc là cố gắng đọc tất cả thông tin trong bài. Điều này đương nhiên là không sai nếu bạn có một tốc độ đọc tốt. Thế nhưng đối với những bạn có tốc độ đọc chậm, điều này sẽ làm mất thời gian cho việc trả lời, vốn là quan trọng hơn cả.
Hãy nhớ, với một số dạng bài, người ra đề sẽ cho chúng ta các “key words”, và chúng ta sẽ chỉ cần đọc khu vực thông tin chứa key words này là có thể tìm ra câu trả lời rồi.
- You don’t have to understand every word.
Không cần hiểu hết những từ trong bài: Một trong những câu hỏi các thí sinh IELTS luôn đặt ra là làm sao để biết hết các từ trong bài đọc. Câu trả lời là KHÔNG THỂ!!!!
Các bạn hãy nhớ, bài đọc IELTS vốn là các thông tin học thuật thuộc đa dạng lĩnh vực, do vậy việc gặp phải các thuật ngữ là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, các bạn luôn có thể dự đoán nghĩa của từ mới dựa vào các biểu hiện nhất định.
- Never get stuck at one question for too long.
Không bao giờ tốn quá nhiều thời gian dành cho một câu hỏi nào: Một điều nhiều bạn thường làm là cố gắng tìm ra câu trả lời cho một câu hỏi trước khi chuyển sang câu tiếp theo. Thế nhưng chính điều này lại làm các bạn mất thời gian quý giá cho các câu hỏi dễ hơn.
Nếu như chưa tìm thấy câu trả lời sau 1-2 phút, hãy chuyển sang câu hỏi tiếp theo ngay. Điều này biết đâu sẽ giúp bạn khoanh vùng thông tin được cho câu hỏi đang gặp khó khăn, do đặc điểm của bài đọc IELTS là các thông tin thường sẽ theo thứ tự từ trên xuống dưới.
- Always base on evidence of the text! Never make assumption.
Luôn trả lời dựa trên thông tin trong bài! Không bao giờ được suy đoán hay đặt giả định. Kể cả khi bạn có kiến thức rất sâu về một chủ đề nào đó, thì vẫn phải nghe theo thông tin được cung cấp trong bài.
Nên nhớ, bài thi đọc là bài kiểm tra kỹ năng đọc và xử lí thông tin, chứ không phải kiểm tra kiến thức thực tế và khoa học, thế nên đôi lúc, chúng ta có thể phải “giả ngơ” để tiếp nhận những gì được đề cập trong văn bản.