Tầm quan trọng của ngữ pháp trong bài thi IELTS (Phần 2)
Cập nhật: 18-02-2023 10:00:49 | Tin tức | Lượt xem: 1309
Nối tiếp Phần 1, trong phần này chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu tầm quan trọng của Ngữ pháp trong IELTS đặc biệt là Ngữ pháp cho mệnh đề và câu. Đây là một trong những yếu tố nền tảng và cơ bản nhất, chiếm vai trò quan trọng trong việc đánh giá và chấm điểm bài thi IELTS.
Ngữ pháp cho mệnh đề và câu: là ngữ pháp giúp kết hợp các thành phần của câu thành một vế câu có nghĩa hoặc một câu có nghĩa, bao gồm các yếu tố sau:
-
Thì
Các thì trong tiếng Anh thể hiện thời gian diễn ra hành động một cách tương đối so với thời điểm nói. Thời gian của hành động trong tiếng Anh được miêu tả rất chi tiết và do đó có đến 13 thì thời.
Tuy nhiên trong giao tiếp thực tế hay kể cả trong bài thi IELTS, không phải tất cả các thì đều được sử dụng thường xuyên; một số thời thì còn gần như không xuất hiện trong các phần trả lời bài thi. Các thì thời thường được sử dụng bao gồm:
Tầm quan trọng của ngữ pháp trong bài thi IELTS
-
Hiện tại đơn: Sự thật hiển nhiên; Thói quen; Quan điểm cá nhân.
-
Hiện tại tiếp diễn: Sự việc đang diễn ra ở hiện tại; Sự việc đang trong quá trình diễn ra trong khoảng thời gian ở hiện tại; Kế hoạch trong tương lai gần.
-
Hiện tại hoàn thành: Một hành động bắt đầu ở một thời điểm không xác định trong quá khứ; Một hành động trong quá khứ vẫn kéo dài đến hiện tại, để lại kết quả ở hiện tại.
-
Quá khứ đơn: hành động bắt đầu và kết thúc trong quá khứ.
-
Quá khứ hoàn thành: Một hành động diẽn ra và hoàn tất trước một hành động khác trong quá khứ.
-
Quá khứ tiếp diễn: Một hành động đang diễn ra ở một thời điểm xác định trong quá khứ; Một hành động đang xảy ra trong quá khứ, bị hành động khác chem vào.
-
Tương lai đơn: Dự đoán sự việc xảy ra trong tương lai.
Thì thời là một trong những yếu tố ngữ pháp cơ bản nhất khi tạo câu. Trong tất cả các câu trong tiếng Anh, luôn có một động từ được chia theo thì thời. Do đó, chúng ta luôn phải để ý đến thời điểm xảy ra hàng động để chia động từ cho đúng.
Thi IELTS hiện đại, chính xác tại PEC
-
Thể chủ động và thể bị động
Thể chủ động và bị động là cách sắp xếp lại trật tự của chủ ngữ (S) và tân ngữ (O) với các ý nghĩa khác nhau:
-
Thể chủ động nhấn mạnh đối tượng gây ra hành động với chủ ngữ (S) đứng đầu câu.
-
Thể bị động nhấn mạnh đối tượng bị chịu tác động của động từ với tân ngữ (O) trong câu.
Động từ trong thể chủ động và bị động được chia khác nhau. Động từ trong thể chủ động sẽ được chuyển sang dạng Quá khứ phân từ với to be (be + PII).
Người Anh cho rằng câu bị động trang trọng hơn câu chủ động, do đó trong nhiều văn cảnh, đặc biệt là văn viết học thuật, loại câu này được ưa chuộng hơn.
Ví dụ, thay vì nói “They should give a measure”, người Anh thường nói “A measure should be given” và chủ ngữ trong câu chủ động thường bị loại bỏ (khi không cần thiết phải nhắc đến)
-
Sự hòa hợp chủ ngữ - động từ
Là quy tắc chia động từ phụ thuộc vào ngữ pháp của chủ ngữ: chủ ngữ số ít – động từ số ít và chủ ngữ số nhiều – động từ số nhiều.
Ví dụ: We make a decision to give up smoking và He make a decision to give up smoking.
Ba yếu tố trên (thì thời, thể chủ động bị động và sự hòa hợp chủ ngữ động từ) tạo thành một cụm S–V đầy đủ (hay còn gọi là một MỆNH ĐỀ).
Còn nữa…
Theo dõi PEC để có thêm những kiến thức thú vị về IELTS!